Điều kiện tự nhiên xã hội

Điều kiện tự nhiên xã hội


1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam đầu tiên của Hà Giang, nằm trên quốc lộ 2 cách  thị xã Hà Giang 60 km về phía Bắc. Bắc Quang có tổng diện tích tự nhiên là 110.564 ha, với địa giới hành chính như sau: Phía Đông giáp huyện Hàm Yên - Tuyên Quang; phía Nam giáp huyện Lục Yên - Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Quanh Bình và phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên của Hà Giang. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen kẽ những dải đồng bằng khá rộng cùng với hệ thống sông suối,ao hồ dày đặc, độ cao trung bình từ 4.00 - 500m so với mặt nước biển. Vị trí địa lý của huyện nằm trong tọa độ từ  22010' đến 22036' vĩ độ Bắc và từ 104043' đến 105007'  kinh độ Đông. Huyện chia thành 23 đơn vị hành chính bao gồm 21 xã và 2 thị trấn: Tân Thành, Tân Quang, Tân lập, Đồng Tâm, Việt Vinh, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành, Hùng An, Quang Minh, Vô Điếm, Kim Ngọc, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân, Đồng Tiến, Thượng Bình, thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy. Với số dân tính đến năm 2015 là 110.830 người, mật độ dân số 100 người/km2. Toàn huyện có 19 dân tộc anh em cùng chung sống (Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giấy, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Thái, Sán Dìu).
* Địa hình
Địa hình, địa mạo - Địa hình núi cao trung bình: tập trung nhiều ở xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica.
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m, phân bố ở tất cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
 - Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo. Đìa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu.
 * Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia ra làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông  rõ rệt , nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C. Lượng mưa trung bình lớn, vào khoảng 4.000 - 5.000 mm/năm, đây cũng là một trong những trung tâm mưa lớn nhất ở nước ta, số ngày mưa đạt 180 - 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm.

2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Đất đai của Bắc Quang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Diện tích chiếm khoảng 4% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các sông suối. Phản ứng của đất thay đổi từ trung bình đến khá; lân và kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.
- Nhóm đất Gley (Gleysols): Có diện tích chiếm khoảng 2,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực các xã có địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.
- Nhóm đất than bùn (Histosols): Nhóm đất này có diện tích không đáng kể (36 ha), tập trung ở xã Vô Điếm. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số rất cao. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến 90,8% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp trồng cây lâu năm.
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
* Tài nguyên n­ước
- Nguồn n­ước mặt của huyện chủ yếu đư­ợc cung cấp bởi hệ thống sông Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác. Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn n­ước mặt cũng có nhiều hạn chế.
- Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu 6-10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho nhân dân.
Nhìn chung, tài nguyên n­ước của huyện khá dồi dào như­ng do địa hình dốc nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn nh­ưng khá thuận lợi cho đầu t­ư khai thác thủy điện.
* Tài nguyên rừng
Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Ngọc am...
Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 79.600 ha, chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của huyện là 79.104,93 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy.
* Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Bắc Quang không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn; đáng quan tâm nhất là một số loại khoáng sản sau:
- Vàng sa khoáng ở sông Lô, sông Con (Vĩnh Tuy, Tiên Kiều);
- Man gan ở Đồng Tâm;
- Cao Lanh ở Việt Vinh;
- Đá vôi ở Việt Quang, Vĩnh Hảo.
Hiện nay cơ bản mới chỉ thực hiện khai thác vàng sa khoáng, đá vôi, cát sỏi xây dựng ở quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu  tại chỗ; trong tương lai có thể khai thác cao lanh, man gan theo phương pháp công nghiệp.
* Tài nguyên nhân văn
Bắc Quang là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện Bắc Quang giàu, đẹp, văn minh.
3. Tiềm năng dịch vụ - du lịch
Hoạt động Thương mại - Dịch vụ đã bước đầu phát triển, các hoạt động dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, nhà hàng khách sạn, vận tải hàng hóa, hành khách phát triển cả số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xã hội. Hàng hóa đa dạng về chủng loại, các mặt hàng đ­ược trợ c­ước, trợ giá, cung ứng đầy đủ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống chợ tại các trung tâm cụm xã đ­ược mở rộng cùng với mạng l­ưới dịch vụ của Nhà n­ước và t­ư nhân đã làm tốt nhiệm vụ đầu ra của sản phẩm nông nghiệp và phục vụ đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong vùng.
Tiềm năng du lịch của huyện b­ước đầu đ­ược đầu tư­ khai thác và mở ra một hướng đi mới trong xây dựng, phát triển nền kinh tế của huyện. Du lịch sinh thái của huyện đã thu hút nhiều du khách và đã đóng góp vào ngân sách của huyện nguồn thu không nhỏ, tạo vốn cho việc đầu tư­ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành kinh tế khác. Hiện huyện Bắc Quang có khu du lịch sinh thái Nậm An thuộc địa phận xã Tân Thành; khu du lịch hồ Quang Minh xã Quang Minh; khu du lịch Văn hóa tiểu khu cách mạng Trọng con tại xã Bằng Hành; ngoài ra tiềm năng du lịch đang được thành lập mới như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới thôn Khiềm xã Quang Minh; làng văn du lịch cộng đồng gắn với nghề sản xuất giấy Bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn - Tân Sơn thị trấn Việt Quang; khu du lịch suối nước nóng xã Tân Lập…

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
Tuyển dụng
Bộ pháp điển
Chung tay cải cách
Cổng TTĐT tỉnh HG
Hệ thống văn bản
Công báo
Danh bạ
Mail
Lấy ý kiến
Lịch công tác
Công khai ngân sách
Tiếp nhận ý kiến
Công khai danh sách hội đồng
Ý kiến cử tri
Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
CSDL Quốc Gia
Phòng chống thiên tai
Thông báo 1
Công khai 1
Công khai 2

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay10,311
  • Tháng hiện tại90,350
  • Tổng lượt truy cập1,716,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây