Trở về nguồn (Hưởng ứng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 - 7-5-2024)

Thứ tư - 27/03/2024 04:21
                                 Trở về nguồn
             (Hưởng ứng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 - 7-5-2024)
                                                         Bút ký: Nguyễn Thị Nhung
“Chín năm là một Điện Biên - Nên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng…”
Câu thơ ấy đã thôi thúc tâm hồn tôi từ lâu. Tôi vẫn hằng mơ ước đến nơi đây để được tận mắt nhìn thấy những di tích lịch sử trong trận chiến đấu oanh liệt của ông cha ta thủa trước, đã chẳng tiếc máu sương, trải qua bao gian khổ hy sinh trong trận chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Quyết tâm dành lại độc lập tự do cho đất nước Việt Nam. Để giờ đây các thế hệ con cháu chúng ta được hưởng sự bình an, sống cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Trải qua chiều dài lịch sử hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hình ảnh của những người anh hùng dân tộc tài trí, thông minh, chỉ huy quân, cùng với những chiến sỹ anh dũng, yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, quyết chiến, quyết thắng vượt qua mọi khó khăn gian khổ dám xả thân vì nước. Tinh thần cao quý ấy luôn khắc sâu trong tâm trí của những người con đất Việt thân yêu và cả các thế hệ con cháu muôn đời sau, trên khắp mọi miền Tổ Quốc Việt Nam ta. Mãi mãi ghi sâu công ơn trời biển của ông cha ta thủa trước. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

       Trong những ngày tháng 7 thời tiết nắng nóng nhất của năm. Đường xa, quanh co, đèo dốc, nhưng không ngăn nổi ý trí quyết tâm của những dòng người từ mọi miền đất nước đến Điện Biên. Để thực hiện tâm nguyện của mình, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa”
       Từ Hà Giang xa xôi nơi địa đầu Tổ Quốc chúng tôi vượt qua cả một chặng đường dài gần 700 km để được đặt chân trên địa danh lịch sử này. Tận mắt nhìn thấy những di tích lịch sử và trực tiếp nghe được những cuộc chiến tranh đầy cam go, ác liệt chống quân giặc ngoại xâm năm xưa. Quân và dân ta đã dành thắng lợi vẻ vang, gây được tiếng vang trong dư luận với bạn bè các châu lục trên thế giới.  “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” Có được tiếng vang ấy điều đầu tiên chúng ta ghi nhận được sự tài trí thông minh của những vị anh hùng dân tộc đã dầy công nghiên cứu, chinh sát địa điểm làm căn cứ địa vững chắc để chỉ huy toàn chiến dịch an toàn nhất. Đoàn chúng tôi đến Mường Phăng để tìm hiểu những gì mà mọi người ca ngợi từ lâu.
        Từ trung tâm thành phố Điện Biên đi thêm 40 km nữa đến Mường Phăng. Tuyến đường này giờ đây đã được nâng cấp trải nhựa phẳng lỳ rộng rãi mấy làn xe tránh nhau qua lại được. Hai bên đường là những cánh đồng lúa, hoa mầu xanh tốt.  Điểm tô cho những ngôi nhà xây kiên cố, mái mới đủ mầu. Núp dưới vườn cây trái xum xuê, trông xa như một bức tranh quê nhà thật tuyệt mỹ… Trước khi vào thăm khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Chúng tôi dừng chân tại nhà hàng gần đó, nghỉ ngơi một lát cho lại sức. Ở khu vực này khá rộng, bằng phẳng. Những ngôi nhà sàn đẹp thoáng mát kiến trúc theo dân tộc Thái. Khách vào ra tấp nập, họ bầy bán những đồ lưu niệm, và mặt hàng truyền thống của địa phương rất nhiều, thu hút khách thập phương mua về để làm quà và tặng cho người thân. Phong cách đón tiếp của các mẹ, các chị thật chu đáo, cởi mở. Tình cảm đó làm tiêu tan sự mệt nhọc của mỗi người trong các đoàn từ lúc nào chẳng rõ. Sự cởi mở chân tình đó đã gây được ấn tượng đẹp cho du khách lần đầu đến nơi đây.
        Sau khi làm việc với ban quản lý khu di tích đoàn chúng tôi cùng chị hướng dẫn viên đi thăm các địa danh toàn khu. Đi đến địa danh nào chúng tôi cũng được nghe hướng dẫn viên chia sẻ. Chị còn khá trẻ là người bản địa nơi này. Mái tóc đen nhánh, tằng cẩu gọn gàng trên đỉnh đầu. Vận trang phục cổ truyền của dân tộc Thái. Váy nhung đen dài chấm gót, áo cóm có hàng cúc bạc lấp lánh trên ngực làm nổi bật trang phục truyền thống trông thật bát mắt. Lời nói nhẹ nhàng, ấm áp càng tăng thêm sự chú ý của mọi người. Những địa danh gắn liền với những chiến công to lớn của quân đội ta cùng với sự chỉ huy tài tình, khôn khéo của các vị anh hùng chỉ huy trận đánh đã in sâu từng nếp nhăn trên vỏ não của người hướng dẫn viên. Chị chia sẻ thật lưu loát, truyền cảm, thu hút người nghe đến lạ.. Qua đó chúng tôi được biết. Ở chính nơi này toàn rừng nguyên sinh rậm rạp nhiều tầng cây cao thấp khác nhau mọc đua chen trên mặt đất. Nơi đây có hai ngọn núi cao địa danh này rất thuận lợi cho quân đội ta phòng thủ, tiến công. Những loạt pháo của quân giặc bắn sang, đều bị cản trở bên sườn dẫy núi bên này. Đât là bức tường thành vững chắc. Những mũi đạn pháo bắn sang vượt núi một số lọt xuống khe thì quân đội ta đã chủ động né tránh được. Phía trước đồi khu chỉ huy là cánh đồng Mường Phăng có bãi sình lầy khá rộng vì thế quân đội Pháp không thể dùng xe cơ giới tràn vào được. Chúng có thể tràn vào bằng bộ binh đều bị mắc lầy, đạn pháo của quân đội ta tiêu diệt. Vì vậy chúng muốn tấn công vào cứ điểm khu chỉ huy của ta chỉ có một cách là dùng máy bay, bay cao rồi thả bom xuống. Đoán chắc được âm mưu của chúng. Thì quân đội ta đã nhanh chóng bố trí một trận địa cao xạ rất ký thuật, tài tình. sẵn sàng phòng thủ tấn công. Chính vì lẽ đó mà chúng chưa có lần nào ném bom trúng khu vực chỉ huy của quân đội ta. Những lời chia sẻ của hướng dẫn viên cả đoàn lặng yên lắng nghe không bỏ qua chi tiết, thật hồi hộp. Nghe xong ai cũng nở nụ cười, thở phào nhẹ nhõm, thầm khen ngợi và thán phục các đồng chí chỉ huy cuộc kháng chiến. Đã chọn địa danh này làm khu căn cứ chỉ huy thật sáng suốt. Tìm được cứ điểm này để chỉ huy toàn chiến dịch thật quan trọng.  Bởi nơi này là lý tưởng đảm bảo an toàn, dễ quan sát khắp lòng chảo Điện Biên và những diễn biến thay đổi của quân đội Pháp. Quân đội ta tìm ra hướng đánh mới là đánh nhanh, đánh chắc đạt hiệu quả cao hơn.
       Nơi chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm gọn trong khu rừng Phù Đồn Không khi ở đây mát mẻ bởi rừng cây cổ thụ cành lá xum xuê, đan xen, xanh tốt. Ngăn không cho ánh nắng lọt xuống mặt đất. Nơi đây còn che trở cho những loài động vật quý hiếm. Những cây cổ thụ còn là nơi sinh sống của nhiều loại thực vật ký sinh như tầm gửi, phong lan, và nhiều loại cây dược liệu quý hiếm…Con đường mòn nơi khu căn cứ chỉ huy của quân đội ta dài 2km đi hoàn toàn theo đường mòn trong rừng nguyên sinh, không gian tĩnh lặng, mịt mùng, kỳ bí. Đoàn đi tham quan lần lượt đến từng khu di tích chỉ huy. Càng đi càng mở rộng thêm tầm mắt, tâm trạng ai cũng phấn chấn hẳn lên.
       Đầu tiên là trạm gác, rồi đến hầm và lán của đội thông tin, liên lạc. Đi tiếp tới nhà và căn hầm chỉ huy quan trọng nhất. Đó là nơi ở và làm việc của tướng Giáp. Căn hầm đào xuyên núi dài hơn 70 m cao gần 2m rộng từ 1-3m. Trong căn hầm có một gian rộng 18 m2 đủ kê một cái gường bằng cây tre vừa là nơi nghỉ và làm việc của đại Tướng. Trên nóc hầm được bắc bằng đoạn cây gỗ to trên cùng là phủ một lớp đất dày. Có bố trí hai cửa thông nhau với lán làm việc và nhà tác chiến với sở chỉ huy chiến dịch quan trọng. Từ trụ sở chỉ huy này leo lên trên đỉnh núi trước mặt nhìn không xa ta quan sát thấy cứ điểm đồi A1 và sân bay Mường Thanh. Đây là lợi thế lớn để quân đội ta bắn đạn pháo thắng xuống cứ điểm của quân đội Pháp. Rất chính xác và gây bất ngờ cho chúng. Chính vì thế mà quân đội ta đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong trận chiến tranh chống Pháp. Trận chiến cuối cùng của quân đội ta cam go, khốc liệt nhất trên đồi A1.

       Bọn giặc Pháp ngoài lô cốt và hầm hào kiên cố chúng còn cho xe tăng chạy xung quanh đồi để kiểm soát tất cả các hướng. Hễ có gì khả nghi là chúng xả súng dồn dập. Vì vậy quân đội ta rất khó tiếp cận. Trận chiến đó đã làm cho quân đội ta mất nhiều tổn thất lớn lao về người nhất.  Chỉ đơn cử một khía cạnh có 100m hào thôi mà quân ta đã bị hy sinh tới 400 chiến sỹ, con số ấy thật đau lòng. Biến đau thương thành hành động. Mọi người   phải suy tính thay đổi chiến thuật chiến đấu mới.  Thì mới dành thắng lợi được.  Đó là đánh bằng bộc phá mới tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của Pháp.  Ý kiến đó thật sáng suốt mọi người quyết trí thực hiện.
      Ngay đêm hôm đó. Lệnh đào hào ngầm từ trên núi xuống công việc này rất khó khăn, vất vả vừa đào hầm ngầm vừa ngụy trang cảnh giới quân giặc. Chỉ trong một thời gian ngắn đường hầm theo dự tính đã hoàn thành.  Khi đào đến gần chân đồi thì đào đường ngầm xuyện qua đồi A1 để đánh bằng bộc phá. Khi đào đến sát chân đồi thì phát hiện đường hào cũ của quân Pháp.  Cứ ngỡ là đã tới nơi rồi nên quyết định đào một hố rộng 2.5m sâu 1m để đặt bộc phá. Lúc bấy giờ theo kế hoạch là 1000 cân thuốc nổ thì mới hoàn thành tâm nguyện. Nhưng thời điểm này quân ta chỉ có tổng là 200kg không đủ để thực hiện trận đánh. Tình thế rất khẩn cấp không thể trần trừ được lâu. Đợi tiếp viện thì đường xa mà mất rất nhiều thời gian nên quân đội ta quyết tâm khắc phục bằng mọi cách, là cưa những quả bom của Pháp chưa nổ, và cả đạn của ta nữa để lấy thuộc nổ bên trong. Chỉ trong một thời gian ngắn mà ta đã gom được một lượng lớn thuộc nổ tổng cộng là 960kg. Việc làm này thật nguy hiểm, nên vì thế nhiều chiến sỹ của ta đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ này.
     Có thuốc nổ rồi quân đội ta bắt tay ngay vào đặt bộc phá. Cách đánh này rất mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm. Có nhiều ý kiến đưa ra
 - Nếu kích nổ không thành công thì sao? Tập thể ban chỉ huy đang loay hoay tính toán tìm cách đánh an toàn nhất. Thì đột nhiên có hai chiến sỹ xung phong cảm tử.  Dùng lựu đạn quấn quanh mình để dật xòe kích nổ. Một ý kiến đưa ra thật táo bạo, mọi người đều đoán được đây là công việc rất hệ trọng nếu nổ được thì hai chiến sỹ này cũng tan theo đất đá luôn Nhưng ý trí kiên cường quyết xả thân trong trận đánh hệ trọng này để dành thắng lợi. Sự quyết tâm của hai chiến sỹ đã làm cho mọi người trong đơn vị ai ai cũng khâm phục. Trước khi kích nổ cả hai chiến sỹ được làm lễ truy điệu ghi danh bảng vàng. Quân đội ta đã được phổ biến trước giờ hành động. Tất cả quân ta rút lui cách xa hơn 300 m. Mọi người phải cúi đầu sát mặt đất, Mông quay về hướng bộc phá để tránh tiếng nổ lớn và sức ép của bộc phá.
       Đúng giờ G Khối bộc phá được kích nổ thành công. Sức công phá rất lớn làm quân giặc trong hầm bị động, bất ngờ. Xóa sổ được cả một đại đội Pháp.  Số còn lại đều bị chảy máu đầu, máu mũi, máu tai choáng váng, la hét om xòm, mất hết tinh thần. Cả khối đất đá trên quả đồi bắn ra tung tóe hàng mấy chục mét.  Đất trên cả một ngọn đồi đã bị khối bộc phá làm bật tung thành hố sâu, rộng, mấy chục mét. Hình ảnh hai chiến sỹ xung phong cảm tử được khắc trên tấm bia dựng trên miệng hố để lưu danh mãi mãi.
Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Ảnh internet)
     Sau tiếng nổ rung trời chuyển đất ấy quân đội ta thừa thắng xông lên tiêu diệt toàn bộ cứ điểm đồi A1 và đã kiểm soát được gần như toàn bộ căn cứ Điện Biên Phủ đồng thời khống chế được cả sân bay Mường Thanh Uy hiếp được sở chỉ huy của quân Pháp. Chính tiếng nổ rung trời trên đồi A1 là hiệu lệnh xung phong cho tất cả các mũi tên, hướng đánh của quân đội ta đồng loạt nổ súng vào căn cứ địa của quân Pháp. Chỉ hơn một ngày sau, quân đội ta đã bắt sống tướng Đờ Cát.  Giải phóng hoàn toàn Điện Biên sau 56 ngày đêm gian khổ, khó khăn, chiến đấu, kiên cường. Quân và dân ta đã đánh thắng được quân đội hùng mạnh, có tên tuổi trên thế giới. Chúng bị thất bại thảm hại, giơ tay đầu hàng, rút lui khỏi bờ cõi nước ta.    Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm (Rạng rỡ non sông chấn động địa cầu) Đánh dấu mốc son lịch sử chói ngời của toàn dân tộc Việt Nam ta. Trong niềm vui bất tận của nhân dân các dân tộc Việt Nam .Trong niềm vui thắng lợi ấy,  nhưng  vẫn còn xen những nỗi buồn da diết.Trong chiến đấu nhiều người đã anh dũng, hy sinh trong chiến trận. Máu xương của các anh đã hòa chộn vào cỏ cây, đất đá miền tây Bắc ngàn trùng. Hiện nay hàng ngàn bia mộ vẫn vô danh chưa tìm thấy tung tích tên, tuổi quê hương. Điều đó đã để lại nỗi đau thương vô hạn cho những gia đình có người thân của mình chiến đấu chống giặc ngoại xâm trong thời kỳ đó.
 
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ (Ảnh internet)
    Đứng trước tượng đài lịch sử nơi hội tụ những linh hồn của các anh hùng bất tử. Chúng tôi đứng lặng yên, ngả mũ dành cho các anh một phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn và chi ân các anh hùng liệt sỹ dã ngã xuống nơi chiến trận cam go để dành lại độc lập tự do cho đất nước Việt Nam. Nén trầm thoảng ngát tan trong gió cầu cho các anh sớm được siêu thoát và yên nghỉ trên mảnh đất điện Biên lịch sử này. Tuy âm dương cách biệt nhưng tên tuổi, và những chiến công của các anh mãi mãi trong lòng tổ Quốc Việt Nam ta ./.

Tác giả: Nguyễn Nhung - Hội VHNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

Cổng TTĐT Chính phủ
Tuyển dụng
Bộ pháp điển
Chung tay cải cách
Cổng TTĐT tỉnh HG
Hệ thống văn bản
Công báo
Danh bạ
Mail
Lấy ý kiến
Lịch công tác
Công khai ngân sách
Tiếp nhận ý kiến
Công khai danh sách hội đồng
Ý kiến cử tri
Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
CSDL Quốc Gia
Phòng chống thiên tai
Thông báo 1
Công khai 1
Công khai 2

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay10,311
  • Tháng hiện tại90,457
  • Tổng lượt truy cập1,716,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây